Friday, February 17, 2017

Thơ Chết - Như Ánh


Thơ Chết.

BK Nguyễn Hữu Tấn.

Hay tin bạn Tấn dính ung thư,
Ngồi buồn tôi viết chuyện tâm tư,
Đời người không lẽ qua mau thế,
Bảy mươi niên liền chớp mắt ư?
Đã biết Trời kêu thì phải thưa,
Tâm hồn thể xác sẳn sàng chưa
Oai hùng hãy bước như Biệt Kích
Lên đường Bắc tiến tháng năm xưa.





Tôi gặp ông Nguyễn Hữu Tấn lần đầu năm vô lớp Đệ Thất, tại tiểu chủng viện Làng Sông ở Quy Nhơn. Lúc đó, ông Tấn đang ở với ông Nội ở Tuy Hòa, vì Bố Mẹ ông bị kẹt ngoài Bắc không di cư vô Nam được. Ông Tấn hiền lành, ít nói và hay giúp đỡ bạn bè.

Sau khi thi rớt Tú Tài Một, vì không muốn đeo cánh gà chiên bơ, nên tôi xin đi Biệt Kích Long Thành vào tháng 10 năm 1966. Khi gặp Thiếu Tá Huy là trại trưởng ổng nói:
- Cậu chờ toán mới sắp thành lập đã..

Trong thời gian chờ đợi, tôi gặp ông Tấn lần thứ hai khi đang ngồi nhai đậu phộng uống CoCa trong Câu Lạc Bộ. Đến tháng 11 tôi đi thực tập ở Lang Biang-Đà lạt, chung với toán U của ông Tấn, toán Trưởng là Trung Úy Nguyễn Thái Kiên.

Đến tháng 12 tôi gia nhập toán mới "Commo W". Lúc đầu toán này có 20 mạng, toán trưỏng là Bùi Đai Bằng. Nhưng tớí khi kết thúc khoá truyền tin "Commo W" vào tháng 6 năm 1967, thì chỉ còn lại hai người là tôi và Phạm Thanh Long.

Cuối năm 1967, toán U đổi tên là Red Dragon(RD) và nhảy dù xuống Hà Giang. Đây là toán dài hạn cuối cùng của Nha Kỹ Thuật đổ bộ bằng dù.

Tôi về nhà an toàn số 45/16 đường Trương Tấn Bửu. Căn nhà này có đặt máy móc để học thêm truyền tin, mật mã và có thể liên lạc với sở bằng máy GRC-109. Ở chung với một ông truyền tin người Lào chờ đi công tác. Hàng tuần chúng tôi đều được đi hồ tắm Ngọc Thủy ở Thủ Đức sau đó được dẩn đi ăn nhà hàng. Hiệu Thính viên Phạm Thanh Long thì vẫn còn ở Long Thành.

Sau Xuân Mậu Thân 1968 tôi phải về ở phòng 7 trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Ở đây còn sót lại một người của toán RD không chịu nhảy khi tới "Drop Zone" là Nguyễn Quốc Anh. Về tới bộ Tổng Tham Mưu, tôi mới biết mình chờ đi bổ xung cho RD ở Hà Giang. Trong thời gian chờ, tôi có xuống lại Long Thành vài lần để học xử dụng các loại vũ khí AK 47 báng gấp, trung liên Nga RBD và hỏa tiển 4.5. Một lần học "SkyhooK" chung với Nguyễn Quốc Anh.

Tháng 3 năm 68 tôi lại về Long Thành nhận nhiệm vụ hiệu thính viên truyền tin cho toán mới thành lập: Strata 120. Toán này bao gồm những người còn lại của toán U, trong đó có Thiếu Úy Nguyễn Cao Sơn và Trung Sỹ Nguyễn Đình Lánh. Sau đó tất cả chúng tôi chuyển về căn cứ Tiên Sa Đà Nẵng chờ đi công tác.Bây giờ tôi mới biết vì sao phải đi học bắn AK 47.Té ra các thành viên Chiến Đoàn Strata khi ra Bắc đều phải mang đồ Bộ đội Bắc Việt,đeo AK mới đủ bộ.Trưóc đây thì mang tiều liên Suzeket của Thụy Điển và bà ba đen

Tháng 5/68 sau 2 lần xâm nhập toạ độ 66420-17430 (Bản đồ 48-11) mà không được. Cuối cùng lần thứ ba Toán Strata 120 mới được đặt chân lên miền đất thù địch.
Đây là khu vực đầu nguồn của sông Long Đại, chảy quanh những ngọn núi cao. Con đường mòn từ Huyện Quảng Ninh, trèo qua dốc U Bò, kết nối với đường mòn Hồ Chí Minh 15B. Sau này làm thành xa lộ cùng tên.HCM 15 B). Đã bao nhiêu lính B.K thả xuống khu này, đã chết, bị thương, bị bắt. Tôi không biết họ cần tìm gì ở đây, mà thả quá nhiều người xuống.

Làng Mô là một làng nhỏ chừng 50 gia đình, nằm sát bờ sông Lòng Đại, dựa lưng vô dãy lèn đá khá cao. Trên lưng chừng lèn đá có một cái hang lớn. Theo không ảnh và thuyết trình thì có con đường bí mật vào hang và rất nhiều lính Bắc và xe pháo tập trung ở đây. Nếu ngày nay thì chỉ cần một trái Tomahawk chui vô hang là dể dàng giải quyết mọi nghi ngờ. Còn ngày ấy các loại máy bay kể cả F4 chịu thua. Nên phải thảy BK vô để mà chết và bị thương cả đống, rồi vẫn không biết là không biết. Hay biết mà không nói cũng không chừng.

Đối diện Làng Mô là đường mòn 196 qua Lào. Toán Strata 120 bị bắt trên con đường này. Qua chừng 3 dãy núi phía bên phải, có con suối Cà Roòng lớn đổ ra sông Long Đại, nơi đây cũng có khu dân cư mang tên Cà Ròong.

Chúng tôi di chuyển trên sườn núi đá tai mèo, với địa bàn của Đức và bản đồ 1/25.000 của Pháp, nên cũng không dễ dàng gì, nhiều lúc mất cả phương hướng. Các quân nhân phải bò ngang qua trên những vực sâu đầy cây giang (dùng chẻ lạt gói bánh chưng). Không biết gốc ở đâu mà chúng mọc ken dầy trên đỉnh núi. Có nơi chúng tôi thấy suối nưóc chảy dưới sâu, rất sâu. Có nhiều con suối chỉ chảy một lúc rồi hết nước không biết nước đi đâu. Cá trong các bọng đá lớn nhiều lắm mà chúng tôi không dám bắt hay quăng lựu đạn.

Rất nhiếu hang đá trên đường đi, chao ôi sao mà nhiếu vắt lắm thế.Có lẽ chúng đã chờ ở đây cả ngàn năm, để mần thịt chúng tôi, vì thế người nào cũng máu me tùm lum lúc dừng chân.

Cuối cùng thì toán Strata 120 cũng tới được đường mòn 196 dẫn về làng Mô. Sau này chúng tôi mớí biết là mình đang đi trên phần cuối của động Phong Nha Kẻ Bàng. Và cũng sau này nhờ đọc tài liệu đã giải mã, mới biết người ta muốn tìm các trạm Xăng Dầu dọc đường mòn HCM ...

Tôi lại gặp ông Tấn lần thứ ba vào tháng 8 năm 1973, trong khu biệt giam trại Quyết Tiến huyện Quản Bạ, Hà Giang có mỹ danh là trại Cổng Trời. Lúc này ông Tấn chỉ còn là bộ xương khô, đi đứng khó khăn, lúc nào mặt cũng nhăn như khỉ ăn ớt. Hỏi ra mới biết ổng bi mổ bụng 3 lần, trong khi ông đang yên tấm cải tạo trong trại tù Hà Giang về tội "Gián Điệp biệt Kích, Phá Hoại miền Bắc XHCN " thì ông bị một cái nhọt bự tổ chảng mọc gần rún. Cái nhọt bự quá nên bọn "đầy tớ dân" quyết định phải đưa ông ra Bịnh Viện Hà Giang để mổ. Mổ xong cho về trại ngay cấp kỳ và được bồi dưỡng rau muống cho mau lành vết thương. Ai dè, rau muống chui ra ngoài rốn.

Ông Tấn lại phải xuống Bịnh Viện khám lại.Vị Bác sĩ XHCN trước đây rạch hơi sâu nên bị rách ruột. Mổ và khâu lần thứ hai, lần này khi may bụng lại thì kẹp ruột nên không ăn uống và đi cầu được, ông lại phải xuống Bịnh Viện lần thứ ba, để các thiên tài Xã Nghĩa mổ banh bụng ông ra làm lại.

Như một phép lạ, Tấn vẩn sống và khỏe lên từ từ cho tới ngày được thả ra 1982. Đặc biệt là dù khòng khèo như cây sậy trước gíó, nhưng Tấn ta vẩn dám thách tay bo với thằng Trật Tự trại. Ai từng đi "Cải Taọ" thì mới biết uy lực của Trật tự. Vậy mà đụng cây sậy Tấn, thằng trật tự mặt xanh như tàu lá bỏ chay ra ngoài, vì nó sợ những ông kẹ BK chứ không phải một mình ông kẹ Tấn. Bọn trật tự nó nghe nói những ông trời con này,từng coi Cán Bộ không có gờ ram nào, huống chi là một thằng tù hình sự.

Năm 1982, BK lần lượt được thả về. Được thả nhưng chưa được tha, nên vẫn còn phải đi trình diên hàng tuần, làm kiểm điểm hàng tháng và họp hành liên tu bất tận cùng nhiều chuyện chuyện bực bội khác.

Cũng như bao nhiêu BK khác khi ra khỏi tù, Tấn cũng có vợ đẹp con ngoan và hơn thế Tấn có mấy chú bên Mẽo chu cấp đều đều nên không lo sinh kế như phần lớn anh em. Cũng có lần Tấn bỏ vốn ra làm ăn thử thời vận, nhưng ở cái xứ "Xuống Hố Cả Nút" này thì làm ăn gì được, khi mà lý lịch mình nó đen như tờ carbon. Dường như Tấn cũng có đi buôn bán gì đó, nhưng cũng thất bai. Người Bắc người ta nói "Ngữ đó thì có mà Buôn cứt bán cho chó". Sau cùng rồi Tấn cũng Quy Mã như bao người.

Qua Mỹ thì Tấn hành nghề "xe ôm", đưa rước khách ra Phi Trường, Thi Quôc Tịch, thi vào Casino. Chạy xe hơi cùng trời cuối đất, đưa các em đi nới này nơi khác mà thích ôm nên mới chết tên "Tấn xe ôm".

Trời sinh ra con người tính tình thì khác nhau, nhưng những cái tội thì hay giống nhau. Tấn có cái tội là thích chem chép. Trẻ, sồn sồn cũng đều OK. do đó khi hay tin bạn Tấn bị ung thư, tôi đinh ninh là hắn ung thu cu. Vì từ ngày về đến nay hắn xử dụng cái này hơi bị nhiều.

Vậy, nếu có mệnh hệ nào mà chia tay nhau sớm, thì đây là lá thư không niêm Ánh gởi cho bạn Tấn. Hy vọng bạn cũng không ở trong chốn tối tăm quá lâu. Nhân vô thập toàn. Ai mà tránh được cám dỗ đời thường?. Tới phiên tôi đi mà bạn vẫn còn dưới đó, thì chúng mình lại chơi Domino như hồi còn trong biệt giam Quyết Tiến cho mau qua hình phạt chứ nhỉ?

Trường hợp mà mình đi trước thì "tao chờ mày nhé". Đến lúc mày tới thì tao sẽ nói:
- "Hà!Hà!Bố chờ con mãi"!

Như Ánh.

304Đen - Llttm

No comments: