Saturday, July 30, 2016

Lều Chõng - Ngô Tất Tố


Lều Chõng
 
 

Ngày nay nghe đến hai từ "Lều Chõng", có lẽ nhiều người sẽ lấy làm lạ vì những từ ấy từ biệt chúng ta mà đi tới chỗ mất tích đã gần ba chục năm nay. Nhưng mà trước hơn hai chục năm đi ngược trở lên, cho đến hơn một nghìn năm, "Lều" "Chõng" đã làm chủ vận mệnh của giang sơn cũ kỹ mà người ta tán khoe là "bốn nghìn năm văn hiến". Những ông ngồi trong miếu đường làm rường cột cho nhà nước, những ông ở nơi tuyền thạch, làm khuôn mẫu cho đạo đức phong hóa, đều ở trong đám "lều chõng" mà ra. Lều chõng với nước Việt Nam chẳng khác một đôi tạo vật đã chế tạo đủ các hạng người hữu dụng hay vô dụng. Chính nó đã làm cho nước Việt Nam trở nên một nước có văn hóa. Rồi lại chúng nó đã đưa nước Việt Nam đến chỗ diệt vong. Với chúng, nước Việt Nam trong một thời kỳ rất dài kinh qua nhiều cảnh tượng kỳ quái, khiến cho người ta phải cười, phải khóc, phải rụng rời hồn vía.
Ngô Tất Tố
Thời vụ số 109 ra ngày 10-3-1939


Gần nửa tháng rồi, trong làng Văn khoa, lúc nào cũng náo nức, rộn rịp như sắp kéo hội. Đình trung điếm sở cũng như quán nước hàng quà chỉ làm chỗ hội họp của các ông già, bà già và những cây gậy trúc mũi sắt, những gói trầu cau lớn bằng cái đấu. Chuyện mới, chuyện cũ luôn luôn theo những bãi cốt trầu, những làn khói thuốc đồng thời tuôn ra và nổ như bỏng rang. Ông này nhắc làng mình thật được hướng đình. Ông kia đoán họ Trần kết ngôi mộ tổ. Bà này bảo cụ đồ phúc đức hiền hậu,chịu khó lễ các đền chùa. Bà kia khen cô nghè tốt nết đủ điều, biết phân biệt kẻ trên người dưới.
Cái hoa gạo nở đầu tháng giêng đã được tán là điềm tốt. Con khanh khách kêu trên các đình giữa ngày khai hạ, cũng được tôn là tin mừng. Câu chuyện tuy duy nhất chỉ quanh quẩn có thế, nhưng sự nô nức đã bắt người ta cứ phải chiếu đi chiếu lại bàn tán hết ngày ấy sang ngày khác, đầu làng cuối làng, thường có những tiếng cười nói rầm rầm. Hôm nay lại càng tấp nập hơn nữa. .
 
 




T
lúc trời mới sáng rõ, một hồi mõ đã tiệp tiếng vang của ba hồi trống cái khua động góc trời trên đình. Với chiếc dải lưng lụa đỏ bỏ múi sang cạnh sườn, lý trưởng không khác phó lý, trương tuần, tung tăng vác tay thước chạy nhào từ đình đến điếm. Giữa một hồi tí u của những tiếng hiệu ốc đi đôi với dịp hiệu sừng, người ở các xóm kéo ra tíu tít. Chỗ này vài chục đàn ông đi với mai, thuổng, xẻng, cuốc gậy nạng và câu liêm; chỗ kia mươi người đàn bà và những quang, thúng, sảo, sọt lủng lẳng dưới đầu đòn gánh. Một toán lại một toán. Một lũ lại một lũ. Ống quần xắn trên đầu gối, gấu váy kéo lên đến nửa bụng chân, các toán, các lũ lần lượt tiến vào sân đình.
Một bầu ồn ào chiếm cả khu đinh và điếm. Mặt trời từ trên ngọn tre xuyên sang mái đình tưng bừng đón tiếng chào của đàn chim sẻ. Ánh sáng lóng lánh chiếu trên núm quả dành của đôi đồng trụ cửa đình.
Cái ồn ào mỗi lúc một lớn. Chĩnh nước chè khô đã bị mấy chục bát đàn vục cạn. Hai thùng cau khô để đó dần dần biến thành đống bã trầu tàn. Hết thảy các toán, các lũ nhất tề đứng dậy. Như một đạo quân ra trận, mấy trăm con người rầm rập kéo ra đầu làng và vui vẻ tiến thẳng đến đoạn đường cùng tận địa giới.
Theo mệnh lệnh của ông lý, ông phó, ông trương, dân phu bát đầu sang sửa từ đầu địa phận trở về. Các bầu tát nước đều được bồi đắp phẳng phiu. Những đám cỏ gấu ven đường đều bị giẫy sạch và hắt xuống ruộng. Người tá cắt hết những cây vẩy ốc bám vào ven thành. Người ta giật hết những cái ánh tre khum khum rủ trên đường cái. Người ta quét hết những đông cặn rác kinh niên bừa bãi khắp các đầu ngõ ven đường. Hương lý vẫn thúc giục vội vã. Tù và vẫn rúc từng hồi dài từ xóm này đến xóm kia. Trời dần dần nóng thêm. Mấy trăm bộ mặt đỏ như đồng tụ mồ hôi đổ ra bóng nhoáng. Nhưng cái oi bức của tiết đầu hạ vẫn không ngăn nổi sự nô nức của đám người làm việc hết lòng.
Gần đến nửa buổi, bao nhiêu khúc đường khấp khểnh, gồ ghề đều trở nên những dải đất óng mượt như tấm lụa mới. Những tiếng cười nói vui như ngày tết, lại đưa các toán, các lũ dân phu lần lượt trở về sân đình.
Một tuần trầu nước vừa tàn, lý trưởng đứng trên thềm đình dõng dạc nói xuống:
- Trưa lắm rồi! Xin « chạ" đi rửa chân tay và cất đồ đạc. Rồi "chạ" đến luôn nhà quan tân khoa để còn làm rạp, kê phản, sắp sửa đũa bát mâm nồi, kẻo nữa không kịp?
Một buổi ồn ào dồn dập trong đám đông, đàn ông, đàn bà, lẻ tẻ ai về nhà nấy. Trương tuần cắt lũ tuần phu canh cổng làng. Lý trưởng, phó lý và tất cả những hạng đàn anh lật đật kéo vào nhà ông nghè mới. Ở đây, từ đầu cổng cho đến xó bếp toàn lả những vẻ vui mừng. Các ông, bà, cô, cậu trong quan họ đầ họp tấp nập. Trên chiếc ghế ngựa quang dầu kê ở gian giữa, cố ông bắt chân chữ "ngũ", ngồi bằng điệu bộ rất đắc ý. Phía dãy phản ở gian bên cạnh, ông trưởng họ Trần thong thả đưa chiếc quạt thước phẩy mấy chòm râu trắng xóa, bàn định các việc sẽ đến trong ngày mai.
Ngoài sân, cố bà cũng như cô nghè, tất tả chạy ngược chạy xuôi, vừa sắp sửa các thứ đồ dùng, vừa cắt đặt việc này việc khác. Sau mấy cái vái cung kính dâng khắp các cố ông, cố bà và các vị già lão, lý trưởng, phó lý và bọn trùm trưởng ghé ngồi vào hàng ghế cuối cùng. Dân làng kéo đến môi lúc mỗi đông. Từ nhà dưới đến nhà trên, kẻ đứng, người ngồi, lố nhố như một khu chợ. Theo lởi cắt cử của các vị tôn trưởng, những người "làm giúp" tới tấp đi tìm công việc. Mượn mâm, mượn nồi, mượn bát đĩa và gánh nước đô đầy các chum, các vại, đó là phận sự của đàn bà. Còn phe đàn ông thì chia ra thành hai ban: một ban chôn tre, dựng rạp, kê phản, kê ghế, sắp đặt các đồ bài trí, một ban nữa vào chuồng bắt lợn, làm gấp mấy chục mâm dấm ghém để kịp làng xóm họ mạc ăn tạm bữa trưa.
Công việc bắt đầu túi bụi. Tiếng người hò thét, tiếng mâm bát đụng nhau, hòa với tiếng lợn kêu ì éc ngoài vườn làm thành cái vọng ầm ầm của một đình đám to lớn. Hơi lửa trong bếp hợp với hơi người các nơi càng tăng thêm sức nóng của trời hè. Đúng trưa, cỗ bàn làm xong, hai tòa rạp lớn cũng vừa lợp kín. Những chiếc chiếu hoa dài thườn thượt như lá cót đại lần lượt phủ kín các dãy giường phản từ trong nhà ra ngoài sân. Hàng mấy chục mâm rau nộm thịt mỡ chất đầy trong những bát đàn, đĩa đàn, la liệt đặt khắp các nhà các rạp.
- Xin mời bà con hãy đi xơi cơm kẻo đói. Các việc để đó ăn xong rồi ta hay làm.
Lời nói chia ông trưởng họ Trần không kém tiếng hò của ông đại tướng đứng đầu ba quân, nó có sức mạnh khiên cho mọi người răm rắp đứng dậy. Đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà, bốn một, tám hai làng xóm, họ mạc tự ý rủ nhau, tiện chiếu nào ngồi vào chiếu ấy. Mâm này gọi rượu, mâm kia gọi cơm, rồi mấy mâm khác vâm véo giục lấy nước canh nước mắm. Lối đi chật hẹp trong mấy gian rạp thành chỗ chen nhau của người ra vào.
Giống như lớp tằm ăn rỗi, một loạt năm sáu chục mâm nhất tề nhấc chén cất đũa. Mặt trời chênh chếch chiếu vào đầu rạp, các mâm chỉ còn bát không, đĩa không. Bằng một giọng nói chững chạc, ông trường họ Trần tỏ ra người rất thạo việc:
- Xin mời bà con ăn trầu, uống nước, rồi thì ai vào việc ấy đi cho. Xem chừng công việc hãy còn nhiều lắm. Ta phải làm gấp mới được!
Bao nhiêu mâm cỗ ăn tàn lần lượt bị đưa xuống khu sân bếp, để nhường các chiếu trong rạp cho những đìa trầu cau khô và những đoàn ấm tay đựng nước chè xanh. Tiệc trầu nước không đầy một khắc. Mọi người ồ ạt đứng lên.
Lúc này công việc càng rộn rịp. Ở đằng sau nhà những người vật trâu bò reo ầm ĩ. Ở trong rạp, có một đoàn dao thớt ký cốc băm thịt, băm xương. Và ở trước sân, mấy chục chiếc chày huỳnh huỵch nện xuống đáy cối đá đại. Một đám vàng vàng đỏ đỏ nghễu nghện tử nhà dưới bếp lên nhà trên. ĐÓ là các thứ xôi gấc, xôi dành và xôi lá diễn đóng trong những chiếc "mâm dàng" sơn son.
Góp vào đó, mỗi mâm thêm một cái sỏ lợn, hoặc cái "lăm" lợn, một nậm rượu và một đĩa trầu. Ông trướng họ Trần xúng xính trong chiếc áo tế màu lam cụng kính đi theo mấy mâm xôi thịt để thay mặt cố ông lễ yết các nơi đinh, chùa, văn chỉ, và các nhà thờ đại tôn, tiểu tôn. Vọng canh đầu cổng 'tùng tùng' mấy tiếng trống báo. Tiếp đến một tràng pháo nổ liên thanh. Hai mâm cau tươi đưa hai ông bạn thân của cố ông đến mừng quan nghè. Bằng một dáng bộ ung dung, cố ông từ trên ghế ngựa quang dầu khoan thai thò chân xuống đất. Ngài sẽ sàng xỏ chân vào giày và trịnh trọng bước ra đầu thềm. Rồi vái một vái gần sát mặt đất, cố ông cung kính mời quí khách lên thẳng nhà trên.
Trống cái ngoài cổng lại điểm mấy tiếng giật giọng. Một lũ cai tổng, phó tổng, lý dịch các xã trong tổng, lố nhố theo mấy bao chè sinh hậu và một hòm pháo bàn đào khúm núm tiến vào trong rạp. Mấy ông quan họ còn đương vồn vã mời khách vào ghế, và mấy ông khách hàng tổng còn đang đưa đẩy nhường nhau ngồi trên, thì ở ngoài cổng lại có mấy tiếng trống cái báo hiệu.
Theo hình thế của đám rồng rắn, một bọn chừng bốn mươi người kéo dài từ cổng vào sân với chiếc khay vuông có để vài bức câu đối nhiễu đỏ. Giờ này mà đi, trống báo luôn luôn không dứt, khách đến mỗi lúc mỗi nhiều. Bọn này ngồi chưa yên ghế, bọn khác đã rầm rập kéo vào. Mấy ông quan họ chuyên việc tiếp khách, ai nấy nhễ nhại mồ hôi. những cậu học trò bé con cuống cẳng chạy không kịp nước để khách dấp giọng.
Trên chiếc án trước thềm, chè, pháo, cau tươi chất đầy như quả non bộ. Liễn con công, câu đối vóc nhiễu, treo khắp vách, khắp tường. Những cỗ giò, nem, ninh, mọc kế tiếp nhau từ phía cỗ đệ lên. Khách khứa lục đục vào tiệc. Bọn nào đến trước ăn trước, bọn nào đến sau ăn sau. Mâm này bưng ra, mâm kia bưng vào. Trong rạp cũng như trong nhà, không lúc nào không có vài mâm ăn uống.
Trời gần tối, khách đã hơi vãn. Hồi trống thu không của điếm canh vừa tan, những cây bạch lạp, những quả đèn lồng, những đĩa dầu trong các quang tre lần lượt theo nhau bắt lửa. Ngoài sân, trong rạp ánh sáng rực rỡ như ban ngày. Ông trướng họ Trần cởi tấm áo lam trao cho người nhà cất đi rồi gọi lý trưởng, phó lý đến hỏi:
- Thế nào, những đồ hành ngơi ngày mai, các thầy sắp sửa đủ chưa?
Lý trưởng nhanh nhầu:
- Trình cụ, chúng con sắm sửa đâu đấy cả rồi.
Phó lý lễ phép nói thêm:
- Trình cụ, còn thiếu hai cái cán cờ tứ linh, vì bị mọt gấy, chúng con đã tìm đôi sào phơi dùng tạm.
- Những ai đi rước? Cắt cử xong chưa?
- Bẩm đã! Tất cả hơn một trăm suất, toàn là người làng, chúng con không dám cắt đến ông nào trong quan họ.
Ông trưởng họ Trần hơi cau lông mày:
- Cái đó là lẽ tất nhiên. Việc khác, dân làng cũng không được phép cắt người quan họ đi rước, huống chi việc này... Thế các thầy có dặn những người vào việc phải ăn mặc cho tử tế không?
- Bẩm có. Chúng con đã bắt dân làng đều mặc áo đỏ và thắt dải lưng màu xanh. Ai không có sẵn thì phải đi mượn.
Ông trưởng họ Trần ra bộ vừa ý:
- Phải cho trang trọng một chút mới được... Còn có hàng tổng, hàng huyện trông vào. Không nên cẩu thả để cho người ta chê cười làng mình.
Một người tuần phu ở cổng đi vào, chắp tay đến đứng dưới thềm:
- Trình cụ, phường chèo đã đến.
Ông trưởng họ Trần ngẫm nghĩ giây lát:
- Ra bảo chúng nó cứ ngồi ngoài ấy. Lúc nào có người ra gọi sẽ vào.
Rồi, chỉ tay ra thẳng gian rạp chính giữa, ông ấy nhìn mặt lý trưởng, phó lý:
- Bây giờ, công việc đã thư, các thày hãy sai đứa nào thu xếp chỗ này, để cho phường chèo vào hát một lúc.
Lý trưởng, phó lý sung sướng như lính lệ được chuyến sai, họ dạ một tiếng rất gọn và cùng đem theo lệnh của ông trưởng quan họ xuống nẻo nhà dưới loan báo cho bọn trai làng.
Qua một hồi dọn dẹp, kê cúng, gian rạp chính giữa nghiễm nhiên thành một sân khấu lâm thời. Trống chầu trên thềm thủng thẳng điểm bốn, năm tiếng. Chừng hơn mười người phường chèo theo đôi hòm vuông lố nhố tiến vào. Trẻ con đua nhau hò reo. Trong rạp ồn ào như đám vỡ chợ. Sau khi mấy bộ quần áo đã vắt lên sợi dây thừng chăng suốt hai chiếc cột rạp, để ngăn cho nửa gian rạp thành một căn buồng, hộp 'phấn, hộp son và những mũ bạc, mũ vàng, mũ lông công, mũ cánh chuồn, la liệt bày ra nắp hòm mặt án.
Trống rung. Mõ điểm nhát gừng. Phèng phèng, chũm chọe đồng thời nổi lên. Trò bắt đầu diễn. Trước rạp, sau rạp và hai bên rạp, người đứng chật như nêm cối. Hết một hồi trống dạo trò, cả đám đều im phăng phắc để nhìn bộ miệng người kép giáo đầu đương mấp máy môi sau một chiếc quạt giấy. Đánh sạt một cái, cái quạt bị cụp hẳn lại, người kép lấy hết gân mặt gân cổ, gân môi để ngân cho giọng thật dài:
- Nhớ thuở xưa tích cũ, có một chàng trai tên gọi Lưu Bình...
Mọi người xôn xao bảo nhau:
- À họ làm trò "Tây Dương nghĩa phụ".
Đêm càng khuya, trò càng xô xát, khán giả càng nô nức. Người ta vỗ tay cười reo khi nghe anh hề cắt nghĩa "đại phong" là lọ tương. Và người ta tỏ vẻ ái ngại thương xót, khi thấy Lưu Bình lắc đầu nhăn mặt trước bát cơm thiu và quả cà mốc của nhà Dương Lễ.
Nửa đêm, trò vừa hết vở. Khán giả ồn ào giải tán sau một hồi trống tan trò. Ông trưởng họ Trần oai vệ ra lệnh cho bọn lý trưởng, phó lý:
- Bây giờ nửa giờ tý rồi, sang giờ sửu thì phải khởi hành.. Các thầy giục họ bưng mâm để chạ xơi rượu, không thì trễ quá.

 Ngô Tất Tố

Cành Mai Trắng Mộng - Vũ Hoàng Chương


Cành Mai Trắng Mộng



















Thời gian chập lại cả đôi kim
Một phóng mười hai mũi trúng tim.
Giờ điểm Giao-thừa... Ai gọi đó?
Mang mang tiềm thức bóng Quê chìm.

Góc màn sương khói nằm im
Cố đô mờ nét cuốn phim Tháng-ngày
Đã từ lâu... Thoắt giờ đây
Lòng căng thẳng, chiếu lên đầy bóng Quê.

Hàng-Cót trường tan, sóng tóc thề
Dâng vào Yên-phụ ngược con đê
Xuôi ca Cống-Chéo sang Hàng-Lược
Từng dấu bèo theo giạt bến mê.

Vàng thêu tượng đá Vua Lê
Cây quỳnh giao, lối đi về Chợ Phiên.
Thoát thai từ truyện thần tiên
Phất phơ bướm nhỏ chim hiền tung tăng.

Đêm vườn Bách-Thảo hội hoa đăng
Cặp má đào ai giợn tuyết băng?
Chiếc vượn Non Nùng ngân tiếng hót
Rung theo hồn đá với hồn trăng.

Mùa thu Hà-Nội trẻ măng
Gió may cũng gió Gác Đằng nhiều phen
Sánh vai nhau chọn hàng "len"
Đẹp đôi cho đất trời ghen hai người.

Xe điện Hà Đông xuống nửa vời
Mưa phùn men bốc cỏ xanh tươi.
Vùng Thanh-Xuân, buổi thanh-minh ấy
Không biết chàng si hẹn gặp ai...

Rồng lên một bóng u hoài
Ôi thôi từng khúc ngã dài tâm tư!
Chín giao thừa, tám năm dư
Cành mai trắng mộng đêm trừ-tịch xuông.

Tin xuân lữ thứ nghẹn hồi chuông
Lệ vỡ mười hai nốt nhạc cuồng
Sân khấu lùi xa vào ký ức
Phai dần hư ảnh, cánh màn buông.

Khói đâu mờ tím căn buồng,
Thời gian ai đốt trên luồng thần giao?
Cố đô lửa ấy gan nào?
Sài đô son sắt như bào như nung!

[ Sài Gòn 1963 ]
Vũ Hoàng Chương

 

Xin Đừng Nói Dối Mẹ - Không Đề Tên Tác Giả


Xin Đừng Nói Dối Mẹ

  
 
 
Là sinh viên năm thứ ba trong ngành kỹ sư cơ khí, Bryan rất hãnh diện khi vừa đi làm vừa đi học, và tự thuê được căn phòng nhỏ xinh xắn trong khu chung cư gần trường. Hai năm trước, khi mới bắt đầu cuộc sống sinh viên, Bryan ở trong ký túc xá của trường, giống như khung cảnh trại lính, 4 chàng sinh viên trong một phòng lớn, bàn học và giường ngủ riêng ở mỗi góc nhưng chung nhau phòng tắm giặt, vệ sinh. Mẹ của Bryan hàng tháng phải gửi tiền để Bryan trả tiền ký túc xá và chi tiêu ăn uống.
Lên năm thứ ba, được trường giới thiệu vừa đi làm vừa học việc trong một công ty lớn chuyên đóng tầu chiến cho Bộ Quốc Phòng, Bryan báo tin vui này cho mẹ và khẳng định từ nay Bryan tự lo liệu được tiền ăn ở, không xin mẹ nữa. Bryan còn khoe với mẹ đã thuê được căn chung cư hai phòng ngủ vì có người ở chung chia tiền thuê rẻ hơn là thuê căn chung cư một phòng ngủ để ở một mình. Điều khiến cho mẹ Bryan lưu tâm nhất là người chung tiền nhà với Bryan lại là một cô sinh viên học cùng trường !
Để tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn, Bryan mời mẹ đến căn chung cư của mình ăn bữa cơm tối cũng xem như là mừng tân gia. Không chần chờ hơn được nữa, mẹ Bryan đến ngay, mà còn đến sớm gần hai tiếng đồng hồ, để phụ giúp cho Bryan và cô bạn thuê chung nhà một tay sửa soạn cho bữa cơm tối được thịnh soạn và đầy đủ. Dĩ nhiên là mẹ Bryan đến thăm con và bạn của con với rất nhiều quà cáp, thức ăn đã nấu sẵn và nhất là bó hoa lớn thật đẹp cho Jennifer, người bạn thuê chung nhà của Bryan. Mẹ Bryan không thể tin được ở chính đôi mắt của mình nữa, Jennifer quá đẹp, quá duyên dáng và thật là dễ thương, lời ăn tiếng nói, cách cư xử nhẹ nhàng và lịch thiệp lắm, hết lòng chiều chuộng Bryan và mẹ Bryan. Bữa cơm tối giữa ba người thật là thân mật, ấm cúng với các thức ăn ngon và Jennifer đã đem bộ dao muỗng nĩa gia bảo bằng bạc thật đẹp ra để dùng trong bữa ăn, đặc biệt là trong bộ đồ ăn này có một chiếc muỗng lớn dùng để múc nước sauce trạm trổ rất công phu. Jennifer hài lòng lắm khi mẹ Bryan trầm trồ và hết lời khen ngợi chiếc muỗng bạc hiếm có này.
Nhân lúc Jennifer vào phòng thay quần áo, mẹ Bryan ngỏ lời thắc mắc về sự liên hệ “trong sáng” giữa hai người… Bryan trấn an và trả lời ngay là mẹ đừng lo, hai người chì là bạn chung tiền thuê nhà thôi, phòng ai người ấy ở, giường ai người ấy ngủ!
Hai ngày sau bữa cơm tối, Jennifer nói với Bryan :
-Anh ơi, em không nói là mẹ anh không lấy cái muỗng bạc, em cũng không dám nói là mẹ anh lấy…nhưng thực tế là sau bữa cơm tối ấy, em không thấy chiếc muỗng bạc đâu nữa, em không biết phải làm sao…anh giúp em nhé…
Nghe Jennifer tâm sự “chết người” như thế, Bryan bần thần cả người và suy nghĩ mông lung lắm. Sau cùng, Bryan viết email đến mẹ như sau:
“ Mẹ yêu quí,
Cám ơn mẹ đã đến ăn tối với con và Jennifer.
Con cũng cám ơn mẹ đã xử sự lịch thiệp và thân tình với Jennifer. Con có chuyện khó nghĩ nên xin ý kiến của mẹ: có thể là mẹ mượn cái muổng bạc của Jennifer để làm kiểu mẫu đặt làm một cái giống như vậy nhưng mẹ quên nói với con, cũng có thể là mẹ bỏ quên cái muỗng ở đâu đó….nhưng thực tế là sau bữa cơm tối ấy, Jennifer và con không thấy cái muỗng nữa, dù chúng con đã tìm khắp nhà…”
Gửi thư xong, cả Bryan lẫn Jennifer đều thắc thỏm chờ thư trả lời. Ngay Bryan và cả Jennifer cũng không thể đoán được là mẹ Bryan sẽ trả lời như thế nào….Không ai dám nghĩ là mẹ Bryan lấy, nhưng cái muỗng đâu thể tự nhiên biến mất được. Ngày qua rồi lại ngày qua, vẫn không có thư của mẹ, Bryan sốt ruôt quá nhưng không muốn và cũng không thể làm gì hơn….
Chờ đúng một tuần không có thư mẹ, Bryan đành viết thư cho mẹ lần nữa và thật vắn tắt: “Mẹ ơi, sao mẹ không trả lời thư con…?.”
Ngay tối đó, Bryan nhận được email trả lời của mẹ, và cùng mở ra xem với Jennifer.
Thư mẹ Bryan viết như sau:
“ Bryan yêu quí của mẹ,
Mẹ vẫn muốn tin rằng con và Jennifer ai ngủ giường nấy, mẹ vẫn không nghĩ là con …đôi lúc …ngủ trên giường của Jennifer…Nhưng thực tế là trong suốt tuần qua nếu con ngủ trên giường của con thì con yêu quí của mẹ ơi, con đã thấy cái muỗng tuyệt đẹp đó rồi. Mẹ để cái muỗng ấy trên giường con, ngay dưới cái chăn…. Con không cần phải viết thư hỏi mẹ….đến hai lần !
Mẹ của con…..”
Không đề tên tác giả
304Đen - Llttm

Xóm Tĩn Sài Gòn - Lê Văn Nghĩa


Xóm tĩn sài gòn

 


 Thật ra, ít khi má tôi mua nguyên tĩn nước mắm. Thời xưa nhà nghèo, không đủ tiền mua nguyên tĩn nên mỗi lần nhà hết nước mắm má thường sai tôi đi mua nước mắm lẻ tại quán bà người tàu mà tụi con nít hay gọi là Xẩm tiệm.

Khi biết tôi mua nước mắm bà liền mở nắp tĩn, dùng một cái gáo làm bằng tre múc nước mắm từ trong lòng tĩn. Cái gáo này (còn gọi là cóng) làm bằng ống tre vạt 1/3 làm cán, 2/3 còn lại được cưa ngang dùng đưa vào tĩn theo chiều thẳng đứng, có nhiều cỡ gáo và các tiệm tạp hóa dùng các cỡ gáo làm đơn vị tính khi bán. Giấm, rượu cũng đong bằng cái gáo tre này.

Nhưng thích nhất là mỗi khi có tiền, má kêu tôi cùng đi chợ để phụ bà xách tĩn nước mắm về vì tĩn cũng khá nặng. Bà thường mua nước mắm tĩn từ những chiếc ghe nhỏ cắm sào ở con rạch Hàng Bàng, phía sau chợ Bình Tây. Đây là những chiếc ghe chở mối nước mắm tĩn từ xóm Tĩn - nằm ở cuối đường Đề Thám đoạn từ Cô Giang đến Bến Chương Dương, gần sông Bến Nghé để ghe thương hồ thuận tiện lên xuống lấy hàng. Nước mắm đựng trong tĩn có thể chở đầy ghe, đầy toa xe lửa, đầy xe vận tải mà vẫn không lo sợ hư bể. Hơn nữa tĩn không cần phải có thùng gỗ để bảo vệ như chai.

Lúc ấy, đã có nước mắm đựng trong chai thủy tinh nhưng không được người tiêu dùng ưa chuộng. Má tôi thường tính toán là mua một tĩn nước mắm giá chỉ có 5 đồng, được 3 lít rưỡi. Sau khi dùng hết nước mắm, còn bán lại cái tĩn cũ với giá 1 đồng rưỡi, như thế một lít nước mắm người tiêu dùng chỉ tốn khoảng 1 đồng. Trong khi đó, nếu mua chai nước mắm 1 lít mà theo giá (năm 1961) của Hãng thủy tinh Việt Nam là 6 đồng mỗi chai, sau khi dùng hết nước mắm bán lại chai chỉ được 2 đồng thì người tiêu dùng phải trả 4 đồng cho 1 lít. Sở dĩ giá nước mắm chai cao như vậy vì kỹ nghệ làm thủy tinh lúc ấy vẫn chưa phát triển nên giá thành còn cao.

Đã có nhiều cuộc tranh luận chính thức hay không chính thức trong các nhà làm nước mắm về việc sử dụng tĩn hay chai. Ngày 14.4.1961 tại Phòng Thương mại Sài Gòn đã có một buổi họp chính thức để thảo luận về vấn đề nước mắm nên vô tĩn hay vô chai. Phái đề nghị nước mắm phải vô chai đưa những lý do: chai thủy tinh luôn sạch sẽ, dễ súc rửa, dễ sát trùng, vệ sinh được bảo đảm. Chai đẹp mắt hơn tĩn và còn giúp được ngành thủy tinh nước nhà phát triển.

 Trong khi đó phái chủ trương nước mắm phải vô tĩn thì lập luận: Tĩn rất hạp với hương vị nước mắm. Nếu là nước mắm ngon đựng trong tĩn càng để lâu thì càng ngon, lâu ngày nước mắm sẽ keo lại và xuống màu thành một thứ nước mắm đặc biệt tức là nước mắm lú. Nước mắm lú này có thể để lâu hàng mấy chục năm, có khi cả 100 năm sau trở thành một vị thuốc để người đau phổi cũng có thể dùng trị bệnh được, người mạnh dùng rất bổ và có khi còn trị chứng đau bụng các loại gia súc nữa (?). Nếu nước mắm không vô tĩn thì công nhân làm tĩn sẽ thất nghiệp. 2,4 triệu cái tĩn sẽ trở thành phế vật. Hơn nữa tĩn không cần phải có thùng gỗ để bảo vệ như chai. Còn về mặt kinh tế thì các nhà làm nước mắm không đủ vốn để mua chai thay tĩn và chai đựng nước mắm mắc hơn làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Tĩn còn có hình thể rộng miệng hơn chai, dễ đổ nước mắm vào hơn, trong lúc kỹ nghệ nước mắm của ta chưa có những máy móc tối tân để vô chai như các hãng la-ve, nước ngọt...

Sau cuộc họp này, Phòng Thương mại đưa đến kết luận hàng hai là xí nghiệp nào sản xuất nước mắm đóng chai thì cứ... đóng chai. Nhà nào làm nước mắm vô tĩn cứ tiếp tục đến khi nào người mua tẩy chay thì... dẹp.

Kỹ nghệ làm nước mắm của tỉnh Bình Thuận đã nắm giữ vai trò độc tôn ngót một thế kỷ nay, khiến cho nghề làm tĩn tại đây ngày càng gia tăng số lượng sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước mắm ở khắp thị trường.

Vào khoảng những năm 1960, trên quốc lộ 1 về phía tây - nam thuộc xã Phú Lâm, Bình Thuận có 5 lò tĩn của tư nhân là: Minh Thành, Công Minh, Mỹ Lợi, Hiệp Nghĩa và Hiệp Thành.

Muốn xây cất một lò tĩn, tùy theo lớn nhỏ ít nhất người ta cũng phải tốn khoảng 300.000 đồng theo giá thị trường lúc ấy (1 USD đổi 73 đồng, một lượng vàng giá 5.300 đồng). Mỗi cơ sở phải cần đến khoảng 100 lao động cho các công đoạn lấy đất sét, đạp đất sét, nắn tĩn cho đến phơi, thử, lăn da và chùi tĩn. Số nhân công này được trả công hằng ngày.

Thường thường người ta chọn lựa địa điểm sẵn có đất sét để xây cất lò tĩn vì sẽ được thuận tiện trong việc lấy đất gần đó, khỏi phải tốn hao sở phí chuyên chở đất về lò. Do đó người ta có thể nói rằng các lò tĩn ở Phan Thiết rất thích hợp với địa thế vì ở đấy đã có sẵn đất sét ở ruộng lại gần con sông chảy qua chiếc cầu Ông Nhiểu (tục gọi là cầu Bốn Mươi) nằm trên quốc lộ 1 ở cách các lò tĩn này độ vài trăm thước có loại bùn non nhuyễn và đen để làm nước men thoa tĩn.

Tôi luôn nhớ má tôi hay mua nước mắm tĩn hiệu Ba Con Cua (loại ngon hơn một và Hai Con Cua). Bây giờ, khi ngồi viết lại bài này, tôi vẫn nhớ hình ảnh người đàn bà nghèo xách tĩn nước mắm về nhà, để cái tĩn vào cái thau lớn, lấy đầu sống dao khẽ nạy cái nắp tĩn để đổ nước mắm ra cái thau rồi dùng vải thưa lót trên miệng cái quặng lượt nước mắm vào từng chai lít cho hết cặn... Còn thằng nhỏ - là tôi - vừa ngửi mùi nước mắm thơm sau khi mẹ chắt nước mắm xong là xách cái tĩn dông tuốt ra đầu ngõ chờ chú chệt ve chai, bán kiếm một đồng rưỡi ăn cà lem cây.

Lê Văn Nghĩa
Người viết trong nước

304Đen - Llttm

Thursday, July 28, 2016

Chiều Ngang Qua Văn Khoa - Con Gà Què & Cảm Tác Của Nguyễn Cang


 
CHIỀU NGANG QUA VĂN KHOA















Chiều ngang qua Văn Khoa,
Bay bay làn tóc xõa,
Tung rối mù tương lai,
Bỗng dưng mắt nhạt nhòa !

Giảng đường im lặng tiếng,
Xót xa hồn chết điếng,
Sách hóa thành bụi tro,
Lửa cháy sáng ưu phiền !

Vì sao bước qua đây?
Rã rời từng ngón tay,
Hai bàn chân mộng du,
Đạp trũng thêm đọa đày !

Những dáng xưa nơi đâu?
Lạc khắp nẻo địa cầu?
Chết giữa đời đang sống?
Hay vùi thây biển sâu?!

Chiều ngang qua Văn Khoa
Ngỡ như ngàn cánh hoa
Đang tả tơi theo gió
Đời bất chợt vỡ òa !


Con Gà Què (SG 9/1975)
  
Cảm tác bài thơ "Chiều ngang qua Văn Khoa" của Con Gà Què.

NGANG QUA TRƯỜNG VĂN KHOA*  















Chiều phai nắng, bước ngang Văn Khoa
Gió thổi từng cơn lướt thướt qua
Ái ngại dừng chân ngoài cửa lớp
Nghe lòng hoang vắng, giọt mưa sa!

 
Nầy đây phòng học cũ năm xưa
Quạnh quẽ im lìm buổi xế trưa
Phấn trắng bảng đen mờ cát bụi
Ngậm ngùi cay đắng nói sao vừa!

 
Bàn đầu còn đó chỗ tôi ngồi
Còn những chỗ kia bạn của tôi
Ghế trống người đi xa cách mãi
Giã từ chưa kịp nói chia phôi

 
Thầy Diêu, San, Lãng tìm đâu thấy?
Bạn hữu Linh, Hằng, còn đó không?
Hai mốt năm xa, giờ trở lại
Ai còn ai mất, nghẹn trong lòng.

 
Về đây, tôi bước qua trường cũ
Trường vẫn còn nhưng thầy bạn đâu?
Quanh quẩn tìm ai hồn lạc lõng
Nghe chừng như mặn đắng bờ môi!

 
Chiều phai nắng bước ngang Văn Khoa
Mấy bóng hồng như những nụ hoa
Nũng nịu kiêu sa tà áo trắng
Chạnh lòng thương quá nhớ Văn Khoa!!!

Nguyễn Cang
*Chú thích: Tên gọi trường "Đại Học Văn Khoa Sài Gòn" trước 1975, tọa lạc gần Thảo cầm viên.

 


 

     

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gánh Dừa - Dư Thị Diễm Buồn


GÁNH DỪA
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Kẽo ca kẽo kẹt
Vai quảy gánh dừa
Qua cua cầu cót két
Nắng chiều lưa thưa

 
Hai đầu dóng nặng
Oằn trên vai gầy
Áo pha màu nắng
Gió vờn tóc mây

 
Quần đen bùn lấm
Lốm đốm phai màu
Bởi nước phèn thấm
Ống thấp ống cao

 
Bước chân thoan thoắt
Da rám nắng hồng
Quãng đường xa lắc
Trời trong thật trong

 
Nghiêng nghiêng nón lá
Rách tả bung vành
Hoàng hôn bóng ngã
Trải đồng lúa xanh

 
Chăm sóc cha mẹ
Trong tuổi xế tà
Dưỡng dục con trẻ
Thay chồng phương xa

 
Chồng đi cải tạo
Mười năm chưa về
Kẻ thù tàn bạo
Đày chốn sơn khê


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Dừa đầu nầy gánh
Đầu kia gia đình
Để chồng vững mạnh
Giữ trọn niềm tin

 
Ngày ngày chị gánh
Những quày dừa tươi
Dừa xanh dừa rám
Hơn nửa cuộc đời

 
Hởi người thiếu phụ
Tâm hồn sáng trong
Cả đời lam lũ
Sắt son một lòng

 
Gánh đời trĩu nặng
Gánh dừa oằn vai
Chị đi lẳng lặng
Trong bóng chiều phai

 
DƯ THỊ DIỄM BUỒN

 

Thân Phận Miền Trung - VietTuSaigon


Thân phận miền Trung!
 

 

Dù nói theo cách nào, miền Trung cũng là miền đất thân phận nhất trên cả nước. Cái eo tựa như chiếc đòn gánh oằn mình chịu đựng cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn, rồi cuộc phân chia Nam – Bắc để một bên Nam vĩ tuyến 17 cho dù có cố gắng cách gì cũng không thể trở thành miền Nam được bởi nề nếp xôi đậu, bởi những ông nằm vùng… Và để rồi thời gian ngắn ngủi ấy trôi qua, miền Trung xóa đi ranh giới Nam - Bắc, dấu vết của tự do cũng phai mờ, thay vào đó là một miền Trung mưa chang, nắng cháy và khốc liệt trên mọi nghĩa.

Chỉ riêng hai cuộc chiến Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 đã ngốn của miền Trung gần ba triệu sinh mạng, không nơi nào nhiều mộ hoang và am thờ cô bác chết đường chết chợ như miền Trung. Đáng sợ hơn là dấu mốc 30 tháng 4 năm 1975, miền Trung chính thức bước vào thời kì chó ăn đá gà ăn muối. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên, địa lý đã cộng hưởng với sự khắc nghiệt của chính trị khiến cho người miền Trung trở nên bi thảm từ đó.

Suốt hơn mười năm trải qua thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, người miền Trung thấu hiểu thế nào là ba hạt cơm dính trên một lát sắn (khoai mì) khô và thế nào là ba bữa đói một bữa thèm no. Thậm chí bảy bữa đói một bữa lưng bụng. Những thức quà trở thành đắt đỏ, mang hồn cốt ẩm thực của người miền Trung bây giờ như bánh trôi nước sắn, bánh canh, cơm hến, bắp rang nóng nhúng canh rau muống, ốc xào lá gừng… Tất cả đều là thành tựu, là kết tinh của thời mò cua bắt ốc. Người ta nghèo quá, đói quá phải nghĩ đến việc đi bắt từng con ốc, đi hái từng cọng rau muống để nấu canh với muối và rang bắp đang nóng đổ vào canh ăn cho khỏi ngấy, bởi không có cơm, hay là xúc hến về luộc rồi rang bắp bỏ vào, bữa nào có cơm sắn độn thì bỏ vào đó để tăng dưỡng chất.

Đó chỉ mới là chuyện miếng ăn, chuyện tự do ư? Đó là câu chuyện hết sức viễn vông đối với người miền Trung nói riêng và người dân cả nước nói chung, nhưng dù sao thì với người miền Trung, kinh nghiệm nói một tiếng “phản động” thì bị gọi lên hội đồng xã, bị đánh đến không còn một cái răng thì nhiều vô kể, có những nhân chứng sống, từng bị gọi lên trụ sở xã, (thời đó gọi là hội đồng xã) để đánh gãy gần hết hai hàm răng chỉ vì khi chứng kiến đoàn xe của Phạm Văn Đồng hụ còi đi qua thì nói “mấy thằng cha này làm gì mà ồn ào quá!”.

Thời đó chưa kịp qua, con người cũng chưa kịp hồi tỉnh sau những chấn động kinh hoàng thì tiếp đó, miền Trung là cái rốn của sự xâm lăng, từ biển đảo cho đến đất liền, núi cao, không đâu là không có sự xuất hiện của kẻ xâm lăng. Từ việc tận thu tài nguyên thiên nhiên biển đảo như rong biển, san hô, nhử yến sào, tận thu tài nguyên rừng… cho đến việc người Trung Quốc được nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam dành cho sự ưu ái quá mức cho phép. Hay nói khác đi là hầu như nhà cầm quyền đã bán đứng, bán một cách rẻ rúng từ tài nguyên cho đến con người, lãnh thổ, lãnh hải của đất nước mà mức thu về chẳng có gì khác ngoài một cái gái rẻ mạt chưa từng thấy cũng như sự khinh khi, coi thường.

Và điều này dẫn đến hệ lụy cả một miền Trung đau đớn dây chuyền, hậu quả đầu tiên là hèn nhát dây chuyền. Bởi có muốn dũng cảm cũng không được dũng cảm. Biết người Trung Quốc xúc phạm bà mẹ quê lên thành phố Đà Nẵng bán chuối qua ngày đoạn tháng, biết rằng họ xúc phạm người Việt đó, và bẩn thỉu đó nhưng chẳng thể làm gì được hơn ngoài sự can thiệp vừa phải, gần như năn kỉ kẻ xấu tha cho người mẹ quê kia. Bởi vì nếu chúng đụng vào người Việt thì không sao, cùng lắm thì bị trả về nước, nhưng người Việt đụng vào chúng thì hậu quả khôn lường bởi đã húc đầu vào bức tường “bốn tốt mười sáu vàng” của đảng Cộng sản Việt Nam.

Và khi mà thế giới đã lên đường với đầy đủ hành trang văn minh, công kĩ nghệ tiến bộ, tự do, dân chủ, hòa bình, người thương yêu người trong thế giới phẵng của thời đại số thì Việt Nam ra sao? Miền Trung ra sao? Miền Trung, phía Đông vẫn có nhiều gia đình đói khổ mò cua bắt ốc, phía Tây vẫn có nhiều gia đình thiếu ăn đào củ mài qua ngày đoạn tháng, đồng bằng có nhiều gia đình mất đất, mất ruộng vì công trình của Trung Quốc mọc lên. Đặc biệt là công trình của Trung Quốc thuê tại miền Trung Việt Nam, tuy họ đã tiến hành dự án từ rất lâu nhưng vấn đề ký hợp đồng chỉ mới diễn ra nhiều nhất từ năm 2015 đến nay. Vì sao?

Vì trên tất cả mọi cuốn bìa đỏ, bìa hồng nhà đất của cư dân Việt Nam đều ghi thời hạn sử dụng đất ruộng và đất vườn chấm dứt vào năm 2014. Từ năm 2015 đến nay, nhà nước bỏ ngỏ quyền sử dụng đất ruộng và đất vườn của người dân. Người dân, đặc biệt là nông dân vốn kham khổ làm ăn, ít ai để ý cái bìa đỏ, bìa hồng nên cũng không mang nó đi gia hạn, mà có gia hạn thì chưa chắc đã được. Hệ quả của vấn đề này là khi có một công trình hay một khu công nghiệp mọc lên trên đất nông nghiệp, người nông dân chỉ được nhận một số tiền ít ỏi gọi là đền bù cho mùa màng chưa thu hoạch chứ chưa chắc đã được nhận tiền đền bù diện tích đất đã mất. Bởi diện tích này không được gia hạn và đã thuộc về quản lý nhà nước trên danh nghĩa quản lý toàn dân.



Và những mẫu hợp đồng thuê đất mà Trung Quốc đã ký thuê của Việt Nam thời hạn 49 hoặc 67 năm đều xuất hiện rất nhiều kể từ đầu năm 2015 đến nay không phải là không có lý do của nó. Dân oan ngày càng nhiều cũng không phải không có lý do. Và đáng sợ nhất khi điều này đến với người miền Trung, bởi cái nghèo, nỗi đau đã quá đủ với người dân miền Trung.

Thử nghĩ, khi mà cả một bờ biển dài làm sinh kế cho hàng chục triệu gia đình trong đó gồm ngư dân, người buôn bán, nông dân và những người kinh doanh du lịch trở thành một bờ biển chết, vùng biển chết, kinh tế trì trệ, đời sống cơ cực, nhà cầm quyền không những không thương dân, thương đồng bào của họ mà còn bán rẻ nỗi đau của đồng bào, bán rẻ sự cơ cực của đồng bào cho kẻ thủ ác, kẻ đã xả độc vào lòng biển quê hương với cái giá 500 triệu Mỹ kim (có thể là cái giá thực cao hơn nhiều!) để rồi nhân dân tự gồng mình chống chọi với đau khổ, với con bệnh đang ủ trong cơ thể và trong môi trường.

Có thể nói rằng khúc ruột miền Trung đã quá đau khổ, đã quá lầm than, đã trả giá cho đau khổ và lầm than của mình bằng máu và nước mắt. Nhưng, dường như nỗi đau này chưa bao giờ chạm tới lòng trắc ẩn của những “đày tớ nhân dân”, nếu không muốn nói đó là một loại cơ hội của họ. Như lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Thời gian qua, hiện tượng hải sản chết đột ngột ở các tỉnh miền Trung đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình bầu cử…”. Thật là tội nghiệp cho miền Trung!

Bởi hơn ai hết, miền Trung đã nhường cơm xẻ áo, miền Trung đã mang cả sinh mệnh của mình để giao phó cho chế độ (có nơi nào có nhiều liệt sĩ Cộng sản hơn miền Trung?!) để rồi đến ngày hôm nay, người miền Trung té ngửa nhận ra nơi quê hương, bản quán của mình được chọn làm hố rác cho kẻ cướp nước, đời sống, sinh mệnh của người miền Trung không đáng giá bằng đống rác thải đầy độc tố của ngoại bang! Còn thân phận nào đau hơn thân phận miền Trung?!

VietTuSaiGon

304Đen - Llttm